Từ 1/3, giám sát chặt 50.000 ô tô

Từ 1/3 này, hoạt động của khoảng gần 50.000 xe ô tô sẽ chính thức chịu sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước thông qua thiết bị giám sát hành trình.
Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Quyền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN xác nhận khi trả lời phỏng vấn PV Báo Giao thông chiều qua (27/2).
ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN
Ông Nguyễn Văn Quyền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN
Thưa ông, từ 1/3, việc giám sát hành trình (GSHT) chạy xe sẽ được thực hiện đối với toàn bộ các xe trong diện được quy định. Ông cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?
Việc GSHT chạy xe được triển khai theo quy định của Luật GTĐB và các văn bản pháp luật hướng dẫn thực thi Luật GTĐB do Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành. Theo đó, toàn bộ các xe ô tô chở khách chạy tuyến cố định, xe chở khách theo hợp đồng, xe du lịch, xe buýt, xe chở container phải có gắn thiết bị GSHT, tổng số tại thời điểm này khoảng gần 49.000 xe.
“Tổng cục Đường bộ VN sẽ giám sát toàn bộ thông tin hành trình của các phương tiện trên cả nước. Các Sở GTVT giám sát thông tin về hành trình các phương tiện thuộc Sở quản lý. Các doanh nghiệp giám sát thông tin hành trình của các phương tiện, đơn vị mình”.
Ông Nguyễn Văn Quyền
Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Đường bộ VN

Thiết bị GSHT gắn trên xe sẽ phải ghi nhận liên tục, lưu giữ 5 thông tin cơ bản về hoạt động của xe bao gồm: Tốc độ chạy xe, thời gian làm việc của lái xe, hành trình xe, số lần đóng mở cửa xe, thời gian và số lần dừng đỗ xe. Từ 1/3/2014, dữ liệu của toàn bộ thiết bị GSHT do đơn vị lắp đặt trên các phương tiện vận tải sẽ phải truyền tức thời (liên tục) về máy chủ của Tổng cục Đường bộ VN. Sau đó máy chủ sẽ tiếp tục xử lý và tổng hợp thông tin. 

Cụ thể hơn, mỗi phương tiện chạy trên đường có lắp thiết bị GSHT sẽ được giám sát liên tục bằng một biểu đồ riêng, thể hiện rõ 5 thông tin trong toàn bộ thời gian thiết bị GSHT hoạt động.
Thời gian qua lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều thiết bị GSHT hoạt động không ổn định, chưa đáp ứng yêu cầu của QLNN. Tình trạng này đã được khắc phục chưa, thưa ông?
Chúng tôi đã thí điểm thành công việc tích hợp dữ liệu và theo dõi tổng hợp thông tin từ hệ thống Trung tâm dữ liệu GSHT của Tổng cục. Hiện tại Tổng cục Đường bộ VN đang yêu cầu các Sở GTVT đôn đốc các các đơn vị vận tải, các đơn vị cung ứng thiết bị, dịch vụ kết nối truyền dữ liệu vào hệ thống máy chủ. Tuy nhiên, hiện máy chủ của Tổng cục Đường bộ VN vẫn là máy đi thuê. Chúng tôi cũng đang đề nghị Bộ GTVT cấp kinh phí đầu tư hệ thống máy chủ để đảm bảo tính khách quan cao hơn.
Về tính ổn định kĩ thuật của các thiết bị GSHT lắp trên xe, qua các cuộc thanh kiểm tra điều kiện kinh doanh của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ VN và các Sở GTVT, đã cơ bản sàng lọc được các thiết bị chưa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật. Nhận thức của đơn vị kinh doanh vận tải, khi bị ràng buộc trách nhiệm, cũng đã và sẽ tiếp tục được nâng cao hơn. Hiện thiết bị được lắp đặt cơ bản phù hợp yêu cầu.
Cuối tháng 12/2013, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 55/2013/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Theo ông, những quy định này liệu đã đủ tính răn đe?
Theo quy định tại Thông tư 55, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe hợp đồng, du lịch, xe chở container sẽ bị đình chỉ khai thác, bị tước phù hiệu trong vòng 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng theo từng lỗi vi phạm. Có tới khoảng 30 lỗi vi phạm có thể bị đình chỉ hoạt động.
Cụ thể hơn, các doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải sẽ bị đình chỉ khai thác tuyến cố định và thu hồi văn bản chấp thuận khai thác tuyến từ 1-3 tháng khi: Thực hiện dưới 70% số chuyến xe theo biểu đồ chạy xe đã được phê duyệt trong 1 tháng; Không cung cấp hoặc cung cấp sai lệch các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị GSHT;
Mức phạt tương tự cũng được áp dụng với các trường hợp khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị GSHT của toàn bộ các xe thực hiện khai thác trên tuyến trong vòng 3 tháng liên tục cho thấy có từ 5% trở lên số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến, người lái vi phạm hành trình hoặc có từ 20% trở lên số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm quy định về tốc độ hoặc vi phạm đón khách, trả khách không đúng nơi quy định…
Các xe chở khách du lịch, xe hợp đồng, chở hàng hóa bằng container khi trích xuất dữ liệu từ hộp đen cho thấy trong 1 tháng có từ 20% số chuyến xe vi phạm quy định về tốc độ trở lên hoặc có từ 10% số chuyến xe có lái xe vi phạm quy định về thời gian lái xe trở lên cũng bị xem xét thu hồi biển hiệu, phù hiệu 1 tháng.
Theo tôi mức độ xử lý vi phạm như vậy là nghiêm khắc, ràng buộc rõ trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong tổ chức kinh doanh vận tải.
Cảm ơn ông!
Phương Anh
(Thực hiện).
Từ 1/3 này, hoạt động của khoảng gần 50.000 xe ô tô sẽ chính thức chịu sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước thông qua thiết bị giám sát hành trình.
Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Quyền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN xác nhận khi trả lời phỏng vấn PV Báo Giao thông chiều qua (27/2).
ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN
Ông Nguyễn Văn Quyền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN
Thưa ông, từ 1/3, việc giám sát hành trình (GSHT) chạy xe sẽ được thực hiện đối với toàn bộ các xe trong diện được quy định. Ông cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?
Việc GSHT chạy xe được triển khai theo quy định của Luật GTĐB và các văn bản pháp luật hướng dẫn thực thi Luật GTĐB do Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành. Theo đó, toàn bộ các xe ô tô chở khách chạy tuyến cố định, xe chở khách theo hợp đồng, xe du lịch, xe buýt, xe chở container phải có gắn thiết bị GSHT, tổng số tại thời điểm này khoảng gần 49.000 xe.
“Tổng cục Đường bộ VN sẽ giám sát toàn bộ thông tin hành trình của các phương tiện trên cả nước. Các Sở GTVT giám sát thông tin về hành trình các phương tiện thuộc Sở quản lý. Các doanh nghiệp giám sát thông tin hành trình của các phương tiện, đơn vị mình”.
Ông Nguyễn Văn Quyền
Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục Đường bộ VN

Thiết bị GSHT gắn trên xe sẽ phải ghi nhận liên tục, lưu giữ 5 thông tin cơ bản về hoạt động của xe bao gồm: Tốc độ chạy xe, thời gian làm việc của lái xe, hành trình xe, số lần đóng mở cửa xe, thời gian và số lần dừng đỗ xe. Từ 1/3/2014, dữ liệu của toàn bộ thiết bị GSHT do đơn vị lắp đặt trên các phương tiện vận tải sẽ phải truyền tức thời (liên tục) về máy chủ của Tổng cục Đường bộ VN. Sau đó máy chủ sẽ tiếp tục xử lý và tổng hợp thông tin. 

Cụ thể hơn, mỗi phương tiện chạy trên đường có lắp thiết bị GSHT sẽ được giám sát liên tục bằng một biểu đồ riêng, thể hiện rõ 5 thông tin trong toàn bộ thời gian thiết bị GSHT hoạt động.
Thời gian qua lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều thiết bị GSHT hoạt động không ổn định, chưa đáp ứng yêu cầu của QLNN. Tình trạng này đã được khắc phục chưa, thưa ông?
Chúng tôi đã thí điểm thành công việc tích hợp dữ liệu và theo dõi tổng hợp thông tin từ hệ thống Trung tâm dữ liệu GSHT của Tổng cục. Hiện tại Tổng cục Đường bộ VN đang yêu cầu các Sở GTVT đôn đốc các các đơn vị vận tải, các đơn vị cung ứng thiết bị, dịch vụ kết nối truyền dữ liệu vào hệ thống máy chủ. Tuy nhiên, hiện máy chủ của Tổng cục Đường bộ VN vẫn là máy đi thuê. Chúng tôi cũng đang đề nghị Bộ GTVT cấp kinh phí đầu tư hệ thống máy chủ để đảm bảo tính khách quan cao hơn.
Về tính ổn định kĩ thuật của các thiết bị GSHT lắp trên xe, qua các cuộc thanh kiểm tra điều kiện kinh doanh của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ VN và các Sở GTVT, đã cơ bản sàng lọc được các thiết bị chưa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật. Nhận thức của đơn vị kinh doanh vận tải, khi bị ràng buộc trách nhiệm, cũng đã và sẽ tiếp tục được nâng cao hơn. Hiện thiết bị được lắp đặt cơ bản phù hợp yêu cầu.
Cuối tháng 12/2013, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 55/2013/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Theo ông, những quy định này liệu đã đủ tính răn đe?
Theo quy định tại Thông tư 55, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe hợp đồng, du lịch, xe chở container sẽ bị đình chỉ khai thác, bị tước phù hiệu trong vòng 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng theo từng lỗi vi phạm. Có tới khoảng 30 lỗi vi phạm có thể bị đình chỉ hoạt động.
Cụ thể hơn, các doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải sẽ bị đình chỉ khai thác tuyến cố định và thu hồi văn bản chấp thuận khai thác tuyến từ 1-3 tháng khi: Thực hiện dưới 70% số chuyến xe theo biểu đồ chạy xe đã được phê duyệt trong 1 tháng; Không cung cấp hoặc cung cấp sai lệch các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị GSHT;
Mức phạt tương tự cũng được áp dụng với các trường hợp khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị GSHT của toàn bộ các xe thực hiện khai thác trên tuyến trong vòng 3 tháng liên tục cho thấy có từ 5% trở lên số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến, người lái vi phạm hành trình hoặc có từ 20% trở lên số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến người lái xe vi phạm quy định về tốc độ hoặc vi phạm đón khách, trả khách không đúng nơi quy định…
Các xe chở khách du lịch, xe hợp đồng, chở hàng hóa bằng container khi trích xuất dữ liệu từ hộp đen cho thấy trong 1 tháng có từ 20% số chuyến xe vi phạm quy định về tốc độ trở lên hoặc có từ 10% số chuyến xe có lái xe vi phạm quy định về thời gian lái xe trở lên cũng bị xem xét thu hồi biển hiệu, phù hiệu 1 tháng.
Theo tôi mức độ xử lý vi phạm như vậy là nghiêm khắc, ràng buộc rõ trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong tổ chức kinh doanh vận tải.
Cảm ơn ông!
Phương Anh

(Thực hiện)

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *