Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2014, thay thế Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ. Trong đó có một số thay đổi về việc bắt buộc lắp Lắp định vị cho xe chạy dịch vụ Grab giám sát hành trình (thiết bị định vị) cho xe kinh doanh vận tải.
Quy định về bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (thiết bị định vị).
Theo khoản 1, Điều 14 của Nghị định 86/2014/NĐ-CP, qui định:
Như vậy, để xin được phù hiệu, phương tiện vận tải phải lắp thiết bị định vị hợp chuẩn (QCVN31: 2014/BGTVT).
Yêu cầu về thiết bị định vị theo nghị định 86 là gì?
Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
- Lưu giữ và truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
- Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu.
Những loại phương tiện chưa lắp thiết bị định vị trước khi Nghị định 86 có hiệu lực phải xử lý như thế nào?
Đối với những loại xe chưa được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được thực hiện theo lộ trình sau đây:
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Ngoài nghị định 86, thiết bị định vị còn phảm đảm bảo theo Thông tư 63/2014/TT-BGTVT.
Bên cạnh đó việc Lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu theo Điều 6-Thông tư 63/2014/TT-BGTVT:
- Thiết bị định vị, giám sát hành trình xe tải phải được hợp quy, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (trong trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải ủy thác cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý) các thông tin bắt buộc gồm: hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày.
- Nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi để can thiệp vào quá trình hoạt động của thiết bị (thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, xe tải, taxi…) hoặc để phá sóng, làm nhiễu tín hiệu hệ thống định vị toàn cầu (GPS), mạng định vị toàn cầu (GSM).
- Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải
- Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện của đơn vị theo quy định.
- Duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông.
- Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe thuộc đơn vị cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc tối thiểu 01 năm.
Thiết bị định vị ô tô của LmaxGps phân phối hoàn toàn đáp ứng được các qui định trong Nghị định 86/2014/NĐ-CP và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT và đang được hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ trong cả nước tin dùng. Nếu quý doanh nghiệp cần tư vấn về thiết bị định vị vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn.