Boeing-Saab giới thiệu bom GBU-39B có gắn định vị GPS

odxqbom

ANTĐ –  Nhà thầu quân sự Boeing của Mỹ và hãng Saab của Thuỵ Điển đã cùng nhau hợp tác phát triển loại bom đường kính nhỏ phóng từ đất liền (GLSDB), có gắn theo hệ thống định vị GPS để hướng vũ khí tới mục tiêu định sẵn.

Các kĩ sư đã gắn một quả bom đường kính nhỏ GBU-39B lên đầu tên lửa M26. Bom GBU-39B hiện đang được sử dụng rộng rãi trong quân đội Mỹ, trong khi tên lửa M26 được cho là sẽ ngừng sử dụng vào năm 2018, tuy nhiên nó sẽ được tái chế thay vì vứt bỏ.

odxqbom
Vì được gắn thêm định vị GPS nên tên lửa GBU-39B có thể hạ
các mục tiêu nấp sau góc khuất

Loại vũ khí này được thiết kế để được phóng từ một hệ thống tên lửa bắn loạt đang được sử dụng rộng rãi, điều này có nghĩa là Boeing và Saab không cần phải thiết kế một hệ thống phóng tên lửa mới.

Hai công ty đang nghiên cứu đã gọi loại bom đường kính nhỏ có gắn theo hệ thống định vị GPS này là một biện pháp  tiết  kiệm chi phí nhờ việc kết hợp các thiết bị có sẵn để trở thành một loại vũ khí hiện đại hơn.

“Đây đều là các công nghệ đang được sử dụng. Tuy nhiên, chúng tôi đã tìm cách giảm mức độ nguy hiểm, trong khi vẫn đạt được khả năng mới”, phó chủ tịch hệ thống vũ khí và tên lửa của Boeing, bà Beth Kluba nói.

Loại bom đường kính nhỏ này do có gắn theo hệ thống định vị GPS nên có thể tấn công được cả các mục tiêu khuất sau núi hay quay lại tấn công các vị trí phía sau hệ thống phóng tên lửa. Các kĩ sư của Boeing cho biết, tên lửa sẽ có tầm bắn 160 km và vì được khai hoả bằng hệ thống tên lửa bắn loạt nên các sĩ quan điều khiển có thể được phóng được nhiều tên lửa cùng lúc.

Các chuyên gia của Boeing giả thích nguyên lí làm việc của bom GBU-39B gắn định vụ GPS
“Đây không phải là thiết bị đang trong quá trình phát triển. Nó là điều đang tồn tại và qua quá trình đầu tư, chúng tôi sẽ sớm mang khả năng này ra thực chiến càng sớm càng tốt”, Bà Kluba trả lời với trang Defence News, tuy nhiên từ chối nêu tên các khách hàng tiềm năng của loại vũ khí này.

Bom Boeing GBU-39B được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1990 và được không quân Mỹ sử dụng lần đầu tiên vào năm 2005. Mỹ thường dùng loại bom này trong các nhiệm vụ không quân hỗ trợ tầm gần và tấn công vào các mục tiêu phòng ngự quan trọng của đối phương.

Nguồn tin từ: Đặng Vũ, Theo Sputnik

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *